Mẹo mua sắm như người bản xứ ở Hong Kong

1654 0

Nổi tiếng là thiên đường mua sắm nhưng ở Hong Kong không phải du khách nào cũng biết cách để mua được những món đồ với giá hời.

Jacquelyn Tryde, trợ lý marketing khu Four Seasons Hong Kong chia sẻ một số kinh nghiệm mua sắm và thưởng thức ẩm thực tại mảnh đất này.

Jacquelyn có xu hướng phối những mặt hàng cao cấp với đồ bình dân để tạo nên một phong cách độc đáo. “Mẹ tôi là người Trung Quốc, bố tôi là người Đan Mạch, vì thế tôi thích sự pha trộn của hai nền văn hóa Đông – Tây như đặc trưng của riêng mình. Thế nhưng mua đồ ở Hong Kong cần phải có sự hiểu biết nhất định, dù nó có là thiên đường đi chăng nữa”, Jacquelyn nói.

Jacquelyn Tryde, trợ lý marketing khu Four Seasons Hong Kong. Ảnh: Sherri Eisenberg.
Jacquelyn Tryde, trợ lý marketing khu Four Seasons Hong Kong. Ảnh: Sherri Eisenberg.

G.O.D (Goods of Desire): tên một nhãn hàng địa phương có bán mọi thứ, từ những món đồ truyền thống, bát đĩa thủy tinh, khung hình “Song Hỷ” tượng trưng cho hạnh phúc vợ chồng hay những chiếc cốc hoàng đạo xinh xắn. G.O.D là nơi tuyệt vời nhất cho du khách mua một vài món quà độc đáo trước khi trở về nhà.

P.M.Q: tòa nhà nằm trong SoHo – khu vui chơi giải trí sành điệu ở Hong Kong, là không gian của những thợ thủ công địa phương và nhiều nhãn hàng danh tiếng. Tòa nhà cũng là nơi tập trung nhiều tiệm bánh, cửa hàng kem, là địa điểm ăn trưa lý tưởng và thường xuyên tổ chức nhạc sống vào cuối tuần. Tầng trệt có sự hiện diện của nhiều nhãn hàng tên tuổi, trong đó có G.O.D và Vivienne Tam.

Man Mo Café: là nhà hàng Trung Quốc đầu tiên trên thế giới đạt 3 sao Michelin. Du khách phải đặt bàn trước khi tới đây thưởng thức. Món ăn nổi tiếng ở Man Mo là bánh bao thịt vịt và bánh bao mực, cùng nhiều món ăn Đông – Tây kết hợp khác chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon nhất.

Man Mo Café, nhà hàng phục vụ những món ăn ngon nhất Hong Kong. Ảnh: Man Mo Café.
Man Mo Café, nhà hàng phục vụ những món ăn ngon nhất Hong Kong. Ảnh: Man Mo Café.

Đường Cameron và Kimberley: “Người Hong Kong không bao giờ đến những trung tâm thương mại đắt tiền để mua nước hoa cả. Họ tới Cameron và Kimberley”, Jacquelyn giải thích.

Nếu bạn không ngại chen chân vào những cửa hàng nhỏ đông đúc ở Tsim Sha Tsui thì đây chính là địa điểm tuyệt vời. Bạn có thể tìm thấy mọi nhãn hiệu với giá chỉ bằng một nửa. Ngoài ra, các nhãn hàng cao cấp còn có mẫu dùng thử cho cả đồ trang điểm và nước hoa, với giá chỉ một vài USD. Du khách có thể yên tâm mua hàng mà không sợ gặp rủi ro.

Yue Hwa: là một trong những cửa hàng đầu tiên tại Hong Kong. Tại đây du khách có thể mua những món đồ có giá rẻ hơn nhiều so với nơi khác, thậm chí là cả những mặt hàng vốn khó tìm ở Trung Quốc.

Lane Crawford Warehouse Outlet là nơi bạn có thể tìm thấy những món hàng hiệu giá rẻ. Ảnh: Hopetrip.
Lane Crawford Warehouse Outlet là nơi bạn có thể tìm thấy những món hàng hiệu giá rẻ. Ảnh: Hopetrip.

Lane Crawford Warehouse Outlet: “Là nơi không dành cho những người thiếu kiên nhẫn. Mọi người sẽ lục những cái thùng hàng giảm giá với mong muốn tìm ra một món đồ Prada thiết kế từ mùa trước, hay cái áo, quần bị lỗi chỉ… Chúng đều được chiết khấu khoảng 20-30%, thậm chí là 70%. Tôi thậm chí có thể bới những cái thùng này trong nhiều giờ liền mà không thấy mệt”, Jacquelyn cho hay.

Theo VnExpress

In this article

Join the Conversation

%d bloggers like this: