Bí quyết tránh lạm chi khi đi nước ngoài

1447 0

Các loại thuế và phí phát sinh trên chuyến đi có thể làm bạn phát hoảng. Những bí quyết bỏ túi dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát chi phí một cách thông minh trước hành trình.

Đưa đón sân bay: Taxi, xe bus, tàu… hay phương tiện gì đi nữa vẫn ngốn của bạn ít nhất 15 USD một chiều đi từ sân bay. Nếu tự lái, bạn còn phải trả phí bến bãi ở sân bay. Vì vậy điều quan trọng là kiểm tra khoảng cách từ sân bay đến khách sạn, và đặt phương tiện trước nếu có thể. Nếu bạn muốn gọi taxi hay Uber, hãy hỏi trước về cước phí. Ảnh: Kevin Coles/Flickr.
Đưa đón sân bay: Taxi, xe bus, tàu… hay phương tiện gì đi nữa vẫn ngốn của bạn ít nhất 15 USD một chiều đi từ sân bay. Nếu tự lái, bạn còn phải trả phí bến bãi ở sân bay. Vì vậy điều quan trọng là kiểm tra khoảng cách từ sân bay đến khách sạn, và đặt phương tiện trước nếu có thể. Nếu bạn muốn gọi taxi hay Uber, hãy hỏi trước về cước phí. Ảnh: Kevin Coles/Flickr.
Thuế xuất cảnh và nhập cảnh: Nhiều nước áp dụng loại thuế này với các mức khác nhau tùy thuộc vào thời gian lưu trú. Thuế thường được trả tại sân bay hoặc bao gồm trong tiền vé máy bay. Bạn nên tìm hiểu trước về loại thuế này để chuẩn bị trước tiền mặt. Nhiều nước phát triển không chấp nhận thẻ tín dụng khi trả thuế. Ảnh: Jevgenjis Slihto/Flickr.
Thuế xuất cảnh và nhập cảnh: Nhiều nước áp dụng loại thuế này với các mức khác nhau tùy thuộc vào thời gian lưu trú. Thuế thường được trả tại sân bay hoặc bao gồm trong tiền vé máy bay. Bạn nên tìm hiểu trước về loại thuế này để chuẩn bị trước tiền mặt. Nhiều nước phát triển không chấp nhận thẻ tín dụng khi trả thuế. Ảnh: Jevgenjis Slihto/Flickr.
Phí visa: Nhiều nước yêu cầu phải có visa trong lúc nhập cảnh, tùy thuộc vào thời gian lưu trú. Phí visa ở mỗi nước cũng khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về phí và các giấy tờ cần thiết khi xin visa tại website của đại sứ quán các nước. Ảnh: Paul Davidson/Flickr.
Phí visa: Nhiều nước yêu cầu phải có visa trong lúc nhập cảnh, tùy thuộc vào thời gian lưu trú. Phí visa ở mỗi nước cũng khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về phí và các giấy tờ cần thiết khi xin visa tại website của đại sứ quán các nước. Ảnh: Paul Davidson/Flickr.
Cước điện thoại chuyển vùng: Nếu không có simcard của nước sở tại, bạn sẽ phải trả cước chuyển vùng khá cao khi gọi điện thoại ở nước ngoài. Cách tốt nhất là mua một thẻ sim khi tới nơi. Ảnh: FaceMePLS/Flickr.
Cước điện thoại chuyển vùng: Nếu không có simcard của nước sở tại, bạn sẽ phải trả cước chuyển vùng khá cao khi gọi điện thoại ở nước ngoài. Cách tốt nhất là mua một thẻ sim khi tới nơi. Ảnh: FaceMePLS/Flickr.
Tiền tip: Mỗi nước có tập quán riêng về tiền tip. Ở một số nước, tip còn bị coi là thô lỗ, ví dụ như ở Nhật. Trong khi ở những nước khác, không tip là không thể chấp nhận được. Trước khi khởi hành, bạn hãy tìm hiểu về phong tục của nước đến. Ở các nước như Australia và New Zealand, bạn không cần phải tip, còn phổ biến tiền tip là 15% hóa đơn ở các nước khác. Các dịch vụ như giúp việc, khuân vác hành lý, pha chế đồ uống hay lái xe, dọn phòng cũng thường được tip. Ảnh: Mike McKay/Flickr.
Tiền tip: Mỗi nước có tập quán riêng về tiền tip. Ở một số nước, tip còn bị coi là thô lỗ, ví dụ như ở Nhật. Trong khi ở những nước khác, không tip là không thể chấp nhận được. Trước khi khởi hành, bạn hãy tìm hiểu về phong tục của nước đến. Ở các nước như Australia và New Zealand, bạn không cần phải tip, còn phổ biến tiền tip là 15% hóa đơn ở các nước khác. Các dịch vụ như giúp việc, khuân vác hành lý, pha chế đồ uống hay lái xe, dọn phòng cũng thường được tip. Ảnh: Mike McKay/Flickr.
Phí đỗ xe: Hãy nghiên cứu lộ trình và các loại phí cầu đường trước khi đến. Bạn nên mang theo ít nhất khoảng 40-50 USD tiền mặt trước khi lên đường. Đỗ xe ở các thành phố lớn cũng khá đắt đỏ. Nếu bạn đỗ ở một khách sạn, hãy hỏi trước về biểu phí để có chuẩn bị kịp thời. Ảnh: Oli Scarff/Getty.
Phí đỗ xe: Hãy nghiên cứu lộ trình và các loại phí cầu đường trước khi đến. Bạn nên mang theo ít nhất khoảng 40-50 USD tiền mặt trước khi lên đường. Đỗ xe ở các thành phố lớn cũng khá đắt đỏ. Nếu bạn đỗ ở một khách sạn, hãy hỏi trước về biểu phí để có chuẩn bị kịp thời. Ảnh: Oli Scarff/Getty.
Phí chuyển tiền, phí ATM: Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng và loại thẻ tín dụng, bạn có thể phải chịu các biểu phí khác nhau khi ở nước ngoài. Phí ATM thường trên 5 USD một lần rút, trong khi phí chuyển tiền đi nước ngoài có thể mất từ 1-3%. Tốt nhất bạn nên mang theo tiền mặt để tránh phí chuyển đổi ngoại tệ ở sân bay. Ảnh: Milos Bicanski/Getty.
Phí chuyển tiền, phí ATM: Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng và loại thẻ tín dụng, bạn có thể phải chịu các biểu phí khác nhau khi ở nước ngoài. Phí ATM thường trên 5 USD một lần rút, trong khi phí chuyển tiền đi nước ngoài có thể mất từ 1-3%. Tốt nhất bạn nên mang theo tiền mặt để tránh phí chuyển đổi ngoại tệ ở sân bay. Ảnh: Milos Bicanski/Getty.
Giá hàng hóa ở sân bay khá đắt đỏ: Các mặt hàng như sách, tạp chí, kẹo cao su, gối cổ, đồ lưu niệm là những thứ bạn thường mua vào phút chót khi ở sân bay. Bạn nên tránh mua ở đây vì giá thường khá cao. Ảnh: Pablo Blazquez Dominguez/Getty.
Giá hàng hóa ở sân bay khá đắt đỏ: Các mặt hàng như sách, tạp chí, kẹo cao su, gối cổ, đồ lưu niệm là những thứ bạn thường mua vào phút chót khi ở sân bay. Bạn nên tránh mua ở đây vì giá thường khá cao. Ảnh: Pablo Blazquez Dominguez/Getty.
Các trường hợp khẩn cấp: Chi phí y tế ở nước ngoài thường rất cao nếu bạn không có bảo hiểm quốc tế. Nếu đi du lịch dài ngày ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước đang phát triển, bạn nên cân nhắc về việc mua bảo hiểm du lịch. Ảnh: Scott Olson/Getty.
Các trường hợp khẩn cấp: Chi phí y tế ở nước ngoài thường rất cao nếu bạn không có bảo hiểm quốc tế. Nếu đi du lịch dài ngày ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước đang phát triển, bạn nên cân nhắc về việc mua bảo hiểm du lịch. Ảnh: Scott Olson/Getty.
Thuế và phí khách sạn: Đồ uống trong tủ lạnh khách sạn, phí đỗ xe, phí sử dụng Wi-Fi… là những khoản phụ trội đáng kể. Bạn sẽ không phải hối tiếc nếu kiểm tra kỹ về các loại phí này trước khi đặt phòng. Ảnh: Ian Forsyth/Getty.
Thuế và phí khách sạn: Đồ uống trong tủ lạnh khách sạn, phí đỗ xe, phí sử dụng Wi-Fi… là những khoản phụ trội đáng kể. Bạn sẽ không phải hối tiếc nếu kiểm tra kỹ về các loại phí này trước khi đặt phòng. Ảnh: Ian Forsyth/Getty.
Thuế địa phương: Thuế khác nhau theo mỗi nước và mỗi bang, vì vậy bạn hãy đừng ngạc nhiên nếu bạn không phải trả thuế mua quần áo ở nước mình, nhưng lại bị đánh thuế tới 8% ở nước khác. Sự khác biệt về giá thuê xe, bảo hiểm, khách sạn, đồ ăn, quần áo hay đồ uống cũng là điều nên tìm hiểu trước. Ảnh: Ian Berry/Getty.
Thuế địa phương: Thuế khác nhau theo mỗi nước và mỗi bang, vì vậy bạn hãy đừng ngạc nhiên nếu bạn không phải trả thuế mua quần áo ở nước mình, nhưng lại bị đánh thuế tới 8% ở nước khác. Sự khác biệt về giá thuê xe, bảo hiểm, khách sạn, đồ ăn, quần áo hay đồ uống cũng là điều nên tìm hiểu trước. Ảnh: Ian Berry/Getty.

Theo Zing

In this article

Join the Conversation

%d bloggers like this: